Wed, 01 / 2015 10:17 am | helios

Tâm lý trẻ nhỏ thường không ổn định, trong cuộc sống hàng ngày thường dễ dẫn đến giận dỗi và cáu gắt. Là bậc cha mẹ, bạn cần biết cách quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp nhằm kiềm chế những cơn giận của trẻ. Nắm bắt những biểu […]

Tâm lý trẻ nhỏ thường không ổn định, trong cuộc sống hàng ngày thường dễ dẫn đến giận dỗi và cáu gắt. Là bậc cha mẹ, bạn cần biết cách quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp nhằm kiềm chế những cơn giận của trẻ.

Nắm bắt những biểu hiện cảnh cáo cơn giận dỗi

Nếu muốn giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất, trước hết các bậc cha mẹ phải là người tinh tế, phát hiện và nắm bắt được vấn đề của trẻ. Chúng ta có thể thấy một số  biểu hiện phổ biến thường gặp ở trẻ trong khi giận dữ đó là hai hàm răng nghiến chặt, tỏ rõ trạng thái căng thẳng, nhịp thở tăng mạnh… Nếu bạn thấy con bạn có những biểu hiện như trên hãy từ từ giúp con giải quyết vấn đề.

Khi giận dỗi trẻ cũng có những biểu hiện nhất định 

Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt

Thay vì mắng nhiếc trẻ mỗi khi trẻ  mắc lỗi hoặc thực hiện những hành vi trái ý bạn hãy tôn trọng và chỉ dẫn cho bé từ từ nhận ra hành vi sai trái của mình. Có như vậy, con bạn sẽ cảm nhận được những điều mà cha mẹ đang mong đợi từ mình và mình làm như thế là sai, cần phải chấn chỉnh ngay. Sự tự giác bao giờ cũng giúp trẻ cố gắng và làm tốt mọi việc hơn.

Để giáo dục trẻ, đến trường, giáo viên cũng nên áp dụng cách này. Ví dụ một lời động viên hoặc thể hiện sự vui mừng về trẻ có thể là động lực rất lớn để trẻ cố gắng: “cô thực sự cảm thấy rất vui mừng vì con đã hoàn thành tốt bài tập về nhà của mình”.

Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận

Một điều sai lầm của các bậc cha mẹ đó là cố gắng giải thích và nói chuyện với trẻ khi trẻ đang tức giận. Đừng làm gì ngay lúc này bởi hiện tại tâm lý của trẻ đang không ổn đinh. Tình hình sẽ càng trở nên phức tạp hơn khi bạn cố gắng  truyền đạt cho trẻ.  Hãy đợi khi nào trẻ bình tĩnh trở lại để sẵn sàng lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói.

Không nên tranh cãi khi trẻ đang cáu gắt

Hãy làm một tấm gương sáng cho trẻ

Trẻ thường có xu hướng bắt chước người, chính bởi vậy mà mọi hành động, cử chỉ của ông bà hoặc cha mẹ mỗi ngày trẻ đều có thể làm theo, từ những thói quen tốt đến những thói quen xấu. Hành động của bạn mỗi khi bạn tức giận trẻ có thể học tập rất nhanh, vậy nên đừng để trẻ thành bản sao của những hành động xấu của bạn. Bạn là người luôn luôn mồm dạy trẻ cần phải như này, cần phải như kia nhưng nếu chính bản thân bạn còn không thực hiện được thì chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả.

Gần gũi với trẻ trong các hoạt động

Muốn giải quyết tốt vấn đề trẻ đang gặp phải, bạn thân cha mẹ cũng phải là người hiểu con cái, quan tâm đến trẻ mỗi ngày, bạn sẽ giúp trẻ dịu cơn giận nhanh chóng đó.

Quan tâm đến trẻ mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhanh nguôi cơn giân hơn 

Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ

Quá nuông chiều con cái là điều không tốt, những năm đầu đời bạn quá chiều trẻ, khi trẻ có nhu cầu nào đó bạn đều đáp ứng. Lâu dần sẽ hình thành thói quen cho trẻ, càng lớn lên mỗi khi trẻ đòi hỏi  điều gì đó mà bạn không đáp ứng thì trẻ sẽ nổi giận. Cách dạy con của các bậc cha mẹ ảnh hưởng căn bản đến hành vi và cách cư xử  của con trẻ khi lớn lên. Bạn cần biết lúc nào là cần thiết đáp ứng nhu cầu khi trẻ đòi hỏi và khi nào nói “không”, đồng thời cũng dạy cho trẻ biết rõ ràng về giới hạn của mình.

Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả

Khi biết cách giao tiếp cụ thể thì trẻ sẽ tự mình có thể đối phó được với những cơn giận dỗi. Thay vì văng tục, chửi bậy, bạn hãy dạy cho trẻ cách thể hiện tình cảm, thái độ kiềm chế và xả nỗi giận dữ bằng cách khác. Nếu trẻ nhận ra rằng, mình có thể  nguôi cơn giận bằng nhiều cách khác nhau không nhất thiết phải sử dụng đến những lời lẽ thô tục.

Không nên áp dụng những hình phạt thể chất

Vấn đề không phải là bạn đang tức giận như thế nào với hành vi của con mình. Hãy cố gắng để không xúc phạm tới thể chất của trẻ. Một hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Cách bạn cư xử với con của mình khi bạn đang tức giận với chúng sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.

Bài viết cùng chuyên mục