
Muốn học bài mau thuộc cần có phương pháp học đúng đắn, khi bạn đã có phương pháp học đúng đắn để học thuộc nhanh chóng bài học thì cần phải ghi nhớ chúng để vận dụng sau này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp để ghi nhớ kiến thức […]
Muốn học bài mau thuộc cần có phương pháp học đúng đắn, khi bạn đã có phương pháp học đúng đắn để học thuộc nhanh chóng bài học thì cần phải ghi nhớ chúng để vận dụng sau này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp để ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất.
Lập thành dàn bài
Khi bạn lập thành dàn bài với những ý cụ thể, rõ ràng giúp cho bộ não của bạn định hình được tốt hơn, khi bộ não định hình được tốt thì trí óc sẽ tăng cường và khả năng nhớ sẽ cao lên.
Muốn lập dàn bài khoa học và thuận tiện nhất cho bạn khi học và ghi nhớ, cần chú ý đến cách lập. Trước khi lập dàn bài hãy đọc qua ít nhất là 3 lần bài học. Cần phải nắm chắc yêu cầu của bài, hiểu sơ bộ được bài học mới có thể lập được dàn bài. Nên chia thành những mục chính mục nhỏ khoa học để thuận tiện cho việc ghi nhớ.
Làm sao để bạn có thể ghi nhớ được nhiều kiến thức cùng một lúc
Học nhẩm trong óc
Thay vì cứ đọc như quốc kêu, bạn nên nhẩm lại những kiến thức trong óc. Một dàn bài hoàn chỉnh đã soạn ra, giờ bạn hãy ngồi và nhẩm lại những ý chính, trong những ý chính đó bao gồm các ý phụ gì, định hình nội dung cho chúng. Nếu chỗ nào quên, hãy dừng lại, lật dàn bài ra xem. Lần lượt như vậy cho đến khi hết bài.
Lần thứ hai, bạn nhẩm lại qua một lần nữa cho tất cả hệ thống toàn bài. Đến những đoạn quên và vấc, bạn nên mở sách ra xem lại cho kỹ, sau đó ghi ra giấy và đánh dấu phần đó lại, học lại cho nhuần nhuyễn phần đó.
Lần thứ ba, bạn lướt nhanh lại những gì đã lập dàn bài một lần nữa. Tự trả lời các câu hỏi bạn đặt ra và nếu mắc hay xem lại đề cương.
Ghi ra giấy những gì bạn học
Việc làm dàn bài chính là việc bạn ghi ra giấy những gì đã chọn lọc cần thiết để ghi nhớ. Nhất là đối với các môn học tự nhiên,các công thức toán học, định lý, tiên đề. Từ giấy sắp xếp lại bỏ túi hoặc dán vào những vị trí bạn hay đi đến để khi cần thiết có thể nhẩm lại nhanh nhất.
Hãy ghi chép ra giấy những gì bạn học được
Tự kiểm tra lại bản thân
Bạn có thể kiểm tra khả năng nắm kiến thức của mình qua trình ghi nhớ như sau: một bài học được gọi là nắm chắc khi bạn lật đi lật lại vấn đề mà vẫn trả lời thông suốt được những câu hỏi đặt ra; nắm chắc được những ý cơ bản của toàn bài cũng như các ý nhỏ và nội dung chính của chúng. Đối với những môn tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh thì nắm nhuần nhuyễn được những công thức, tiên đề, định đề,… để áp dụng chúng vào việc làm bài tập sau này.
Đới với các môn xã hội thì vấn đề ghi nhớ có thể là dài và khó khăn hơn nhiều.
Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v…
Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc ads. xét tuyển cao đẳng dược hà nội và cao đẳng y tế hà đông năm 2016. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.
Môn Sử, Ðịa: Đây là những môn xã hội các bước ghi nhớ sẽ khó hơn
– Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác. Những mốc lịch sử là không thể nhầm lẫn đáng tiếc được.
– Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v…